Cua biển là một trong những hải sản được yêu thích nhất hiện nay. Mặc dù có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau, nhưng cua hấp vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu trong các bữa tiệc hải sản nhờ khả năng giữ nguyên vị tươi ngon. Đặc biệt, món cua hấp rất giàu dinh dưỡng, cung cấp lượng canxi dồi dào, cực kỳ phù hợp để bồi bổ sức khỏe cho bà bầu và trẻ nhỏ trong giai đoạn phát triển.
Mặc dù hấp cua có vẻ như là phương pháp chế biến đơn giản, nhưng không phải ai cũng biết hấp cua bao nhiêu phút để cua chín đều và giữ được độ ngọt. Bạn có thắc mắc về thời gian hấp cua lý tưởng hay cần biết thêm về các nguyên liệu kết hợp để khử mùi tanh hiệu quả? Nếu bạn cũng đang băn khoăn về những vấn đề này, hãy cùng “Phụ Nữ Ngày Mới” tìm hiểu ngay nhé!
Hấp cua bao nhiêu phút là chín vừa ăn?
Cua biển nổi bật với giá trị dinh dưỡng cao hơn nhiều so với các loại hải sản khác như ghẹ, tôm, cá hay ốc. Thịt cua trắng, thơm, săn chắc và có vị ngọt tự nhiên tương tự như thịt tôm. Nó chứa lượng canxi phong phú cùng các vitamin, protein, sắt, và omega 3, rất tốt cho sức khỏe. Ngoài cua thịt thông thường, các loại cua gạch hoặc những loại cao cấp hơn như cua Alaska, cua huỳnh đế và cua tuyết thường có giá thành cao hơn.
Cách chế biến cua biển đơn giản nhất là luộc hoặc hấp. Khác với tôm, bề bề hay ghẹ, cua biển có lớp vỏ cứng và dày, khiến nhiều người băn khoăn về thời gian hấp sao cho cua chín ngon.
Thông thường, thời gian lý tưởng để hấp cua trên bếp điện là khoảng 15 – 20 phút, với điều kiện nhiệt độ ổn định và nồi được đậy kín. Nếu dùng bếp ga, thời gian có thể rút ngắn xuống còn 10 – 15 phút. Thời gian hấp cũng phụ thuộc vào loại cua và trọng lượng, kích thước của cua mà bạn lựa chọn.
Lưu ý rằng bạn không nên hấp cua quá thời gian lý tưởng. Hấp lâu sẽ làm thịt cua chín kỹ, mất đi vị tươi ngọt, trở nên dai và thậm chí có thể làm rụng càng và chân cua, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của món ăn.
Mẹo chọn cua ngon, tươi giúp luộc hấp ngon hơn
Tùy vào sở thích của mỗi người mà lựa chọn cua gạch hay cua thịt. Phụ Nữ Ngày Mới sẽ mách cho bạn bí quyết chọn cua theo từng loại như sau:
- Cua gạch: Đây là những con cua cái. Khi nhìn từ dưới đít cua sẽ thấy tràn đầy gạch đỏ là chắc chắn đó là những con cua ngon, chắc thịt và nhiều gạch. Cua cái sẽ có phần yếm hình vuông và rất to.
- Cua thịt: Đây là những con cua sở hữu phần yếm hình tam giác và nhỏ hơn so với cua gạch.
Để chọn được những con cua ngon, tươi và chắc thịt, bạn cần lưu ý kỹ những điều sau:
- Càng cua: Xem qua lớp da non ở cùi nhỏ của càng cua nếu nó có màu đỏ hồng hay hồng đậm và thẳng bóng thì đó chính là những con cua tươi mới vừa được bắt về.
- Yếm cua: Khi bạn ấn vào yếm cua và cảm thấy chắc tay thì cua nhiều thịt và chắc.
- Khi bóp đầu đùi của que dầm bơi, phía dưới mu lúc này mà con cua giãy toàn que thì càng còn khỏe và chứa nhiều thịt.
Làm thế nào để bạn luộc cua nguyên con?
Đun sôi nước, muối, nước cốt chanh, ớt cayenne và túi gia vị trong một cái ấm lớn. Dùng kẹp gắp ghẹ cho vào nồi kho; sôi trở lại. Giảm nhiệt; đun nhỏ lửa, đậy nắp, cho đến khi vỏ chuyển sang màu đỏ tươi, khoảng 15 phút. Dùng kẹp gắp cua ra khỏi nồi.
Cách chế biến món cua hấp bia chuẩn nhất
Để tạo ra món cua hấp ngon ngọt, không tanh và hấp dẫn với màu sắc bắt mắt, bạn cần chú ý nhiều hơn chỉ thời gian hấp. Ngoài việc tìm hiểu hấp cua bao nhiêu phút, hãy tham khảo cách làm cua hấp bia và bí quyết sơ chế cua biển dưới đây nhé!
Chuẩn bị nguyên liệu
- Cua biển: Số lượng tùy ý
- Sả tươi: 10 cây
- Gừng: 1 củ
- Bia: 1 lon 330ml
Bước 1: Sơ chế làm sạch cua giữ vị tươi ngon
Sau khi đã biết thời gian hấp cua bao nhiêu phút, bạn cần nắm vững cách sơ chế cua để món cua hấp không bị rụng càng, chân và giữ được vị tươi ngon. Hãy chuẩn bị một chậu nước đá lạnh và ngâm cua, hoặc đặt cua vào ngăn đông tủ lạnh khoảng 10 phút để làm cua tạm thời không cử động.
Tiếp theo, nhanh tay tháo dây buộc, dùng bàn chải cọ sạch chất bẩn trên thân cua, càng và chân, rồi rửa sạch vài lần.
Khi đã sạch, lật ngửa cua và dùng mũi dao hoặc kéo nhọn đâm vào vị trí đầu tam giác của phần yếm cua, giữ nguyên trong khoảng 1 phút cho cua chết hẳn. Làm như vậy sẽ giúp khi hấp, cua không bị rụng chân và càng.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu
Khi mua sả, bạn nên bỏ bớt bẹ già và đập dập toàn bộ. Gừng thì cạo vỏ và cắt thành lát mỏng. Sử dụng các nguyên liệu như bia, sả và gừng sẽ giúp món cua hấp không bị tanh và thơm ngon hơn rất nhiều.
Bước 3: Hấp cua
Bạn cho bia vào nồi, xếp sả và gừng vào, sau đó đặt cua lên trên để tiến hành hấp. Nếu số lượng cua nhiều, bạn có thể thêm bia. Bạn cũng có thể sử dụng xửng hấp thay vì đặt cua trực tiếp lên sả và gừng.
Đậy nắp nồi và bật bếp đun ở lửa lớn. Khi bia sôi, hạ lửa xuống và hấp cua trong khoảng 15 – 20 phút nếu sử dụng bếp điện, hoặc 10 – 15 phút với bếp ga. Khi vỏ cua chuyển sang màu đỏ và thịt cua tỏa hương thơm, tức là cua đã chín. Tắt bếp và trình bày cua ra đĩa để thưởng thức ngay khi còn nóng.
Thành Phẩm
Món cua hấp sẽ có màu đỏ au bắt mắt, không bị rụng chân hay càng. Thịt cua trắng nõn, chắc và không bị bở hay tanh, thưởng thức kèm các loại nước chấm hải sản sẽ rất ngon “quên lối về”.
Cách luộc cua biển ngon, không bị rụng càng
Cách sơ chế cua biển
Nguyên nhân chính khiến cua bị rụng càng khi luộc (hoặc hấp) là vì cua vẫn còn sống. Do đó, bạn cần đảm bảo cua được làm chết hoàn toàn trước khi tiến hành luộc. Khi gặp nước nóng, cua sẽ giãy giụa, làm tăng khả năng rụng chân.
Để sơ chế cua, bạn dùng dao đâm vào phần yếm để làm chết cua. Sau đó, sử dụng bàn chải mềm chà sạch từng ngóc ngách trên thân cua và rửa với nước nhiều lần để loại bỏ chất bẩn và giảm bớt mùi tanh.
Cách luộc cua ngon
- Bước 1: Sau khi đã sơ chế cua, bạn xếp cua vào nồi, thêm vài nhánh sả và gừng đập dập để tăng hương vị.
- Bước 2: Chỉ đổ nước sao cho mực nước vừa qua mặt cua (hoặc nhỉnh hơn một chút), không nên đổ ngập cua. Sau đó, đặt nồi lên bếp.
- Bước 3: Luộc cua trên bếp với lửa vừa trong khoảng 10 – 15 phút tính từ khi nước bắt đầu sôi. Sau đó, hãy trở mặt cua và luộc thêm 10 – 15 phút nữa để cua chín đều.
Lưu Ý
- Để biết luộc cua bao lâu, bạn cần canh đồng hồ chính xác từ lúc nước mới bắt đầu sôi.
- Có thể rút ngắn thời gian luộc bằng cách đậy nắp nồi để giữ nhiệt.
- Cua luộc phải chín hoàn toàn, không nên ăn cua chưa chín để tránh nguy cơ ngộ độc.
Cách lấy thịt cua biển
Sau khi đã biết luộc cua bao lâu và có được những con cua ngon, bạn cần nắm vững cách lấy thịt cua biển đơn giản và dễ dàng.
Dụng cụ cần thiết
- Dao
- Nĩa hoặc tăm nhọn
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Tách rời càng cua. Bạn lật con cua ngửa lên và nhẹ nhàng xoắn càng cua bằng tay. Sau đó, kéo càng ra khỏi thân cua và lặp lại với bên còn lại.
- Bước 2: Tách đôi phần thân cua. Bạn dùng tay gỡ yếm cua, tạo ra một lỗ hổng rõ ràng. Tiếp theo, dựng đứng con cua lên, cho một tay vào lỗ hổng và dùng lực để tách đôi hai phần vỏ cua.
- Bước 3: Lấy thịt ở bụng cua. Luộc cua bao lâu mà phần thịt này không chín thì coi như không thể ăn được. Đầu tiên, bạn loại bỏ hai lá phổi ở hai bên cua vì phần này không ăn được. Sau đó, bẻ đôi thân cua và nhẹ nhàng tách từng lớp vỏ mỏng trên thân. Cuối cùng, sử dụng nĩa hoặc tăm nhọn để lấy phần thịt cua ở bụng ra, và tiếp tục bẻ cua làm đôi để lấy hết thịt bên trong.
- Bước 4: Lấy thịt phần càng cua. Bẻ càng cua thành từng khúc để dễ lấy thịt. Dùng dao gõ mạnh vào hai cạnh của càng cua, sau đó bẻ nhẹ nhàng và gỡ vỏ. Cuối cùng, dùng nĩa để kéo thịt cua ra.
Điều gì xảy ra nếu bạn ăn cua chưa nấu chín?
Các trường hợp bị bệnh do nhiễm trùng xảy ra sau khi một người ăn cua hoặc tôm càng bị nhiễm bệnh sống hoặc nấu chưa chín. Căn bệnh này được gọi là paragonimiasis. Nhiễm trùng Paragonimus cũng có thể rất nghiêm trọng nếu sán di chuyển đến hệ thần kinh trung ương, nơi nó có thể gây ra các triệu chứng viêm màng não.
Những điều cần lưu ý khi ăn cua hấp, cua luộc an toàn cho sức khỏe
Tuy cua cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, tuy nhiên thì mặt khác cũng chính là con dao hai lưỡi. Nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra các biến chứng không tốt cho cơ thể. Chính vì thế, trước khi ăn thịt cua thì cần lưu ý những vấn đề:
- Người có mỡ trong máu hay là và bị huyết áp cao.
- Người bị bệnh về da liễu hay là viêm, lở loét, nổi mề đay cũng như là dị ứng hải sản, đặc biệt là cua.
- Không nên ăn các phần mang, ruột, dạ dày và yếm của cua. Bởi vì đây chính là những phần còn lẫn nhiều tạp chất, vi sinh vật phù du. Điều đó làm giảm hương vị và không tốt cho sức khỏe.
- Không nên ăn cua quá nhiều hơn 2 lần/tuần. Bởi vì khi bạn ăn quá nhiều thịt cua sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa và gây ra các tình trạng tiêu chảy cấp nghiêm trọng.
Cua là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc tăng trưởng chiều cao. Đối với những chia sẻ trên mong rằng các bà mẹ nội trợ biết được hấp cua bao nhiêu phút và sẽ có món cua hấp, luộc đậm đà hương vị.